Sau quá trình chỉnh nha bạn sẽ được tháo niềng và cần đeo một khí cụ nhằm duy trì hàm răng thẳng đều, giúp răng không bị chạy sau khi tháo niềng, khí cụ này có tên là hàm duy trì. Vậy hàm duy trì là gì, vì sao phải bắt buộc đeo hàm duy trì sau chỉnh nha. Hãy đi tìm câu trả lời cho điều này và tìm hiểu các loại hàm cố định qua bài viết sau đây các bạn nhé.
Mục lục
Hàm duy trì là gì?
Hàm duy trì là một loại khí cụ được sử dụng trong nha khoa nhằm mục đích giữ răng ổn định khi ở vị trí mới, đảm bảo kết quả niềng răng. Dụng cụ này được sử dụng ngay sau khi ca chỉnh nha hoàn tất, và sẽ được đeo ngay sau khi tháo mắc cài niềng răng.
Nhiều người sau khi chỉnh nha vì nóng lòng muốn sở hữu ngay hàm răng đều đẹp nên đã chủ quan bỏ qua bước đeo hàm duy trì. Và hậu quả dẫn tới hàm răng bị xô lệch, thậm chí răng có thể trở về trạng thái như cũ trước đây. Đối với những người có hàm răng yếu, có thể phải đeo hàm duy trì lâu hơn thậm chí vĩnh viễn nhằm hỗ trợ đạt kết quả lâu dài.
Vì sao phải đeo hàm duy trì sau chỉnh nha?
Sau khi kết thúc giai đoạn chỉnh nha, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh phải đeo hàm duy trì trong một khoảng thời gian nữa. Nguyên nhân bởi áp lực mô mềm trong quá trình chỉnh nha, đồng thời răng và xương chưa kịp thích nghi với sự thay đổi này. Hàm răng phải trải qua những đợt chịu lực xiết nên răng và xương còn rất nhạy cảm, chúng sẽ yếu hơn bình thường. Răng cũng chưa ổn định trong xương ổ răng. Chúng có xu hướng trở về vị trí cũ trong quá trình bạn nhai hay vận động.
Nhằm đạt kết quả chỉnh nha lâu dài, sau chỉnh nha cần có sự chăm sóc đúng cách. Và đeo hàm duy trì sau chỉnh nha là biện pháp để giữ các răng cố định ở vị trí mới cho tới khi răng và xương của bạn đã thích nghi với sự thay đổi này. Trong thời gian đeo hàm duy trì bạn cũng cần thực hiện chế độ chăm sóc răng sạch sẽ và đúng cách nhằm mang lại hiệu quả bền lâu.
Nhiều trường hợp người bệnh chủ quan không đeo hàm duy trì sau chỉnh nha hoặc không tuân thủ đúng thời gian đeo hàm duy trì. Hậu quả khiến hàm răng bị xô lệch, răng chạy về vị trí cũ. Kết quả chỉnh nha của bạn cũng sẽ hoàn toàn “đổ sông đổ bể”.
➤ Xem thêm: Sau khi tháo niềng răng phải làm gì để răng không bị chạy
Hàm duy trì có mấy loại?
Với công nghệ hiện đại, hiện nay hàm duy trì cũng có nhiều loại nhằm phù hợp với các đối tượng khác nhau. Trong đó có 2 loại hàm duy trì cơ bản là: hàm duy trì tháo lắp và hàm duy trì cố định.
Hàm duy trì tháo lắp lại được chia thành hai loại là: hàm duy trì tháo lắp bằng khay nhựa trong suốt và hàm duy trì tháo lắp bằng kim loại. Dưới đây là ưu nhược điểm của các loại hàm duy trì được sử dụng phổ biến hiện nay:
Hàm duy trì cố định
Hàm duy trì cố định là một trong những hàm cố định được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Hàm được làm bởi dây thép với các kích cỡ và hình dạng khác nhau (có dạng thẳng và xoắn) và được cố định ở mặt sau của răng trước (các răng số 1, 2, 3) bằng composite. Đeo hàm duy trì cố định bạn sẽ không tự tháo rời được mà cần tới sự hỗ trợ từ bác sĩ chỉnh nha.
Ưu điểm của hàm duy trì cố định:
- Đảm bảo tính ổn định, mang lại hiệu quả cao.
- Giúp bác sĩ dễ dàng kiểm soát được thời gian đeo.
- Loại trừ khả năng khách hàng quên đeo hàm duy trì.
Nhược điểm:
- Khi sử dụng loại hàm duy trì này người bệnh cần phải chú ý tới việc chăm sóc răng miệng sạch sẽ bởi hàm duy trì loại này khó vệ sinh hơn.
- Không tự tháo được hàm duy trì ra mà cần phải có sự hỗ trợ từ bác sĩ chỉnh nha mới có thể tháo ra được.
- Do gắn bằng composite nên hàm duy trì có thể bị bung ra. Và chỉ có bác sĩ chỉnh nha mới có thể gắn hàm lại được.
Hàm duy trì tháo lắp bằng khay nhựa trong suốt
Người bệnh sẽ được bác sĩ chỉnh nha kiểm tra, lấy mẫu hàm và làm một khay trong suốt để đeo. Loại hàm này khá giống với máng đeo dùng để tẩy trắng.
Ưu điểm:
- Hàm duy trì tháo lắp bằng khay nhựa trong suốt có tính thẩm mỹ cao nên phù hợp với những đối tượng đi học, đi làm…Khay nhựa trong suốt nên rất khó để phát hiện ra giúp người bệnh có thể tự tin đeo máng suốt cả ngày mà không lo ảnh hưởng tới thẩm mỹ.
- Dễ dàng tháo lắp nên có thể dễ dàng vệ sinh răng miệng.
Nhược điểm:
- Do dễ dàng tháo lắp nên người đeo rất dễ bị quên có thể gây ảnh hưởng tới kết quả chỉnh nha.
- Trong quá trình đeo hàm duy trì rất dễ bị mài mòn do lực tác động của răng gây nên.
Hàm duy trì tháo lắp kim loại
Hàm duy trì tháo lắp kim loại được làm bằng chất liệu là kim loại. Tương tự giống hàm duy trì tháo lắp bằng khay nhựa trong suốt, chúng có thể dễ dàng tháo lắp. Tuy nhiên, điều khác biệt hàm duy trì chỉ đeo vào ban đêm. Vì dây kim loại của hàm duy trì tháo lắp kiểu này sẽ lộ ra ngoài bề mặt của răng khiến nhiều người lo ngại về tính thẩm mỹ.
Ưu điểm:
- Có khả năng giữ cố định răng đúng vị trí cao nhờ sự chắc chắn của kết cấu và dây kim loại.
- Mang lại nhiều lợi ích cho những trường hợp niềng răng phải nhổ.
- Dễ dàng vệ sinh do hàm có thể tháo lắp linh động.
Nhược điểm:
- Do loại hàm này được cấu tạo bằng kim loại, nhìn như một dây cung ôm sát với những chiếc răng cửa nên tính thẩm mỹ không cao. Người dùng chủ yếu chỉ đeo vào ban đêm.
- Dễ quên đeo hàm duy trì làm giảm hiệu quả ổn định răng.
Thời gian đeo hàm duy trì là bao lâu?
Cho dù bạn chỉnh nha bằng loại nào cũng đều cần phải đeo hàm duy trì sau khi kết thúc giai đoạn điều trị với khí cụ trên. Đeo hàm duy trì ổn định theo đúng thời gian bác sĩ yêu cầu mới phát huy hiệu quả chỉnh nha. Hàm duy trì được chế tạo như một dạng chỉnh nha nên người bệnh sử dụng rất tiện lợi, việc vệ sinh cũng không gặp quá nhiều khó khăn.
Thời gian đeo hàm duy trì theo bác sĩ chỉnh nha yêu cầu. Tùy từng trường hợp mà thời gian đeo hàm duy trì khác nhau. Thông thường, người bệnh đeo hàm duy trì trong thời gian 6 tháng cho tới 1 năm tính từ thời điểm sau khi tháo mắc cài. Đây là khoảng thời gian giúp xương hàm phát triển, tái tạo hài hòa với vị trí răng mới của bạn. Một số trường hợp có thể lâu hơn cho tới khi bác sĩ xác định răng của bạn đã hoàn toàn ổn định và chấm dứt quá trình chỉnh nha.
- Thời gian 3 – 6 tháng đầu: Bác sĩ khuyên người bệnh đeo hàm duy trì 12 – 20 giờ mỗi ngày. Khuyến nghị này có thể thay đổi dựa trên nhiều yếu tố như mức độ lệch lạc của tình trạng răng ban đầu, độ tuổi của người bệnh và có thể dùng hàm duy trì để hoàn tất một vị trí răng chưa thực sự thẳng hàng.
- 6 tháng tiếp theo cho tới khi 12 tháng: Có thể chuyển sang chỉ đeo hàm duy trì vào ban đêm.
Nếu tình trạng xương hàm và răng của người bệnh khỏe mạnh, phục hồi nhanh có thể chỉ cần đeo duy trì khoảng 1 – 3 tháng. Nhưng những người có hàm răng yếu bác sĩ yêu cầu đeo hàm duy trì với thời gian lâu hơn, có thể vĩnh viễn nhằm hỗ trợ hiệu quả. Một số trường hợp trẻ em chỉnh nha, bác sĩ có thể yêu cầu đeo hàm duy trì cho tới khi trưởng thành (khoảng 20 tuổi).
Những lưu ý khi đeo hàm duy trì đúng cách
Đeo hàm duy trì giúp hỗ trợ định hình và cố định răng để răng không bị xê dịch sau quá trình niềng răng. Tuy nhiên, khi sử dụng hàm duy trì bạn cần phải ghi nhớ một số điều sau để mang lại hiệu quả tốt nhất.
- Trong 6 tháng đầu tiên đeo hàm duy trì, không được tháo hàm quá 12 tiếng đối với hàm tháo lắp. Với hàm duy trì cố định bạn không được tự ý tháo khi chưa có chỉ định từ bác sĩ chỉnh nha. Sau đó, thời gian đeo hàm tăng giảm tùy theo tình trạng của từng người.
- Trong quá trình đeo hàm duy trì cần tránh ăn những thực phẩm quá dai, quá cứng có thể làm sai lệch vị trí của răng.
- Đảm bảo chăm sóc răng miệng đúng cách khi đeo hàm duy trì. Vì thức ăn có thể bám và rắt vào khí cụ rất khó để làm sạch có thể gây ra các bệnh lý về răng miệng. Cần phải chú ý chải răng sạch sẽ, sử dụng chỉ nha khoa và bản chai kẽ để vệ sinh kỹ càng.
- Nếu sử dụng hàm tháo lắp cần để chúng vào hộp đựng mỗi khi tháo ra để tránh gây vỡ, rơi mất và không bị vi khuẩn xâm nhập.
Hướng dẫn vệ sinh hàm duy trì
Cần vệ sinh hàm duy trì sạch sẽ để phòng ngừa bệnh lý về răng miệng.
Trong quá trình đeo hàm duy trì, bước vệ sinh hàm duy trì rất quan trọng giúp bạn ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng, giúp hơi thở thơm tho. Sau đây là các lưu ý khi vệ sinh hàm duy trì bạn cần nắm được.
- Cần làm sạch hàm duy trì hàng ngày mỗi khi bạn đánh răng.
- Rửa qua hàm duy trì với nước lạnh và làm sạch nhẹ nhàng bằng bàn chải đánh răng lông mềm. Bạn nên chuẩn bị 1 cái bàn chải khác với bàn chải bạn đang dùng đánh răng hàng ngày. Điều này giúp bạn làm sạch các cặn bẩn, vụn thức ăn bám trên hàm duy trì, hạn chế các loại vi khuẩn gây tổn thương tới sức khỏe răng miệng.
- Không nên bỏ hàm duy trì vào nước nóng, có thể làm nhựa bị biến dạng.
- Khi tham gia các hoạt động như thể thao, sinh hoạt hay ăn uống bạn mà cần phải tháo hàm duy trì. Bạn cần chú ý để chúng vào trong hộp bảo quản nhằm tránh rơi, vỡ hoặc bị mất.
- Khi phải tháo hàm duy trì vì một lý do nào đó như đảm bảo yếu tố thẩm mỹ trong các cuộc họp mặt, hãy nhớ đừng tháo quá 12 tiếng trong 6 tháng đầu nhé.
Tại Nha khoa Thúy Đức với sự dẫn dắt của bác sĩ Phạm Hồng Đức là bác sĩ niềng răng giỏi có tiếng ở Hà Nội:
- Bác sĩ Đức được hãng Invisalign đánh giá là bác sĩ TOP 1 tại Đông Nam Á và TOP 1 về kinh nghiệm, chuyên môn tại Việt Nam.
- Bác sĩ đầu tiên tại Đông Nam Á đạt thứ hạng Blue Diamond trên bản đồ Invisalign toàn cầu.
- Bác sĩ có số lượng khách hàng niềng Invisalign nhiều nhất Việt Nam năm 2021.
- Bác sĩ thuộc Hiệp hội chỉnh nha Hoa Kỳ AAO.
- Bác sĩ thuộc Hiệp hội nắn chỉnh răng thế giới IAO, Hiệp hội chỉnh nha thế giới WFO.
- Dịch giả của những cuốn sách chỉnh nha nổi tiếng như 1001 bí kíp lâm sàng trong chỉnh nha (2015), Các ca lâm sàng trong chỉnh nha (2015), Cơ sinh học trong chỉnh nha (2016),…
- Bác sĩ Đức đã có kinh nghiệm điều trị hơn 6500 ca chỉnh nha, được coi là một trong những bác sĩ có số lượng KH niềng răng lớn nhất Hà Nội.
- Là người đầu tiên đưa phương pháp Niềng không nhổ răng F.A.C.E từ nước ngoài về ứng dụng tại Việt Nam, giúp hạn chế tối đa việc nhổ răng thậm chí không cần nhổ răng mà vẫn mang lại hiệu quả điều trị cao nhất.
Nếu bạn còn có thắc mắc nào về hàm duy trì sau khi niềng thì hãy liên hệ với Nha khoa Thúy Đức để nhận được sự tư vấn trực tiếp của bác sĩ Đức nhé !
NHA KHOA THÚY ĐỨC – Bác sĩ Phạm Hồng Đức
- Hotline: 096 361 4566 – 093 186 3366
- Địa chỉ: Số 64 phố Vọng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.
- Giờ làm việc: 8h00 – 19h00 từ thứ 2 đến Chủ Nhật
Please Enter Your Facebook App ID. Required for FB Comments. Click here for FB Comments Settings page
Duong Mai đã bình luận
Niềng răng có cần đeo hàm duy trì suốt đời không?
Bác sĩ Đức AAO đã bình luận
Chào bạn, một bước vô cùng quan trọng để niềng răng đạt kết quả tốt nhất là cần đeo hàm duy trì. Thời gian đeo hàm duy trì liên tục từ 6 – 12 tháng. Sau đó bạn chỉ cần đeo buổi tối khi đi ngủ là được. Đeo một thời gian cho đến khi chân răng ổn định là có thể bỏ việc đeo hàm duy trì.
Để được tư vấn trực tiếp, bạn có thể liên hệ tới số hotline 093.186.3366 – 096.3614.566 hoặc inbox trực tiếp cho page https://www.facebook.com/nhakhoathuyduc64phovong nhé!